Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Kỹ thuật nuôi tôm sú - Áp dụng kinh nghiệm từ chuyên gia

24/05/2022 Đăng bởi: Cas Media

Tôm sú là một trong những động vật có máu lạnh nên rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết cũng như nhiệt độ bên ngoài. Người nuôi cần phải đảm bảo một môi trường sống sạch sẽ, ít biến động. Những kỹ thuật nuôi tôm sú được Dobio chia sẽ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng năng suất của tôm.

Kinh nghiệm nuôi tôm

Kinh nghiệm nuôi tôm để đạt năng suất cao

Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi 

Kỹ thuật nuôi tôm sú cần lưu ý trước tiên chính là chọn được địa điểm xây dựng ao nuôi. Nên chọn những ao nuôi đã được quy hoạch, đất xây dựng phải là đất thịt hoặc đất cát pha, ít mùn hữu cơ, giữ nước tốt, thuận tiện cho việc cấp và thoát nước.

Nguồn cấp nước phải được đảm bảo, không bị ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp hay sinh hoạt. Chọn được địa điểm thuận lợi về giao thông có nguồn điện đảm bảo là tốt nhất,.

Hệ thống ao nuôi thông thường phải thiết kế thành ao lắng, ao nuôi và ao chứa thải. Diện tích tương đương sẽ là ao lắng chiếm 20 đến 25% diện tích nước nuôi, ao nuôi chiếm 60 đến 70% diện tích và ao thải với 10 đến 15% diện tích.

Địa điểm nuôi tôm

Địa điểm nuôi tôm quyết định nhiều đến chất lượng thành phẩm

Cải tạo ao và xử lý nước 

Bà con cần tiến hành tháo cạn nước ao, vét sạch lớp bùn ở đáy và loại bỏ các sinh vật có hại trong ao từ vụ trước. Tiến hành gia cố bờ ao, lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Nên rào xung quanh để tránh các loài sinh vật ký sinh và gây bệnh cho tôm.

Tiến hành bón vôi, có thể tiến hành thêm khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm với những ao lâu năm, nghèo dinh dưỡng. Đặc biệt các chế phẩm sinh học của Dobio giúp làm sạch môi trường đáy, hấp thu nhanh các khí độc, làm tăng các vi sinh vật có lợi trong môi trường nước.

Kỹ thuật nuôi tôm sú người nuôi cần phải phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày đến khi nứt chân thì tiến hành lấy nước. Tôm sú rất thích sống trong môi trường có nhiệt độ từ 18 đến 30 độ, không thay đổi thất thường. 

Sau khi làm sạch ao thì đến giai đoạn gây nước, có thể gây màu nước bằng mật đường và cám gạo cùng với bột đậu nành ủ trong 12 giờ. Lượng gây khoảng 2 đến 3kg/1000m3. Nước chuyển sang màu nâu nhạt hay xanh thì tiếp tục dùng 3kg mật đường/100m3 kết hợp với cấy men vi sinh của Dobio và tiến hành thả giống.

Chọn và thả giống tôm sú

Cách nuôi tôm sú hiệu quả, khi chọn giống bà con nên mua tại những trại tôm có uy tín, chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền. Có nhiều phương pháp chọn mua tôm như dựa vào kinh nghiệm, quan sát ngoại hình, màu sắc, những con tôm khỏe mạnh, tốc độ bơi châm, ngược dòng với nước. Có phản xạ tốt với tiếng động và ánh sáng, còn nguyên vẹn các bộ phận. Chiều dài sẽ vào khoảng 12mm đến 15mm.

Trước khi thả tôm cần kiểm tra kỹ các yếu tố về nồng độ nước. Có độ mặn chênh nhau không quá 5% không làm tôm chết khi bị sốc. Nên chọn thả vào lúc thời tiết mát mẻ, không mưa to hay nắng gắt và nên để tôm thích nghi trong bể chứa khoảng 20 phút trước khi thả.

Chọn giống là khâu rất quan trọng

Chọn giống là khâu rất quan trọng quyết định đến sức sống của tôm

Chăm sóc ao nuôi tôm sú

Tôm sú rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Vì vậy luôn phải kiểm tra và giữ sự ổn định của nồng độ kiềm, độ mặn của nước. Không làm tôm bị chết vì biến động, không thay nước trong 2 tháng đầu. Trước khi thay nước thì nên qua về xử lý hoặc máy nước trước khi vào ao.

Nên cấp nước vào ao nuôi trong trường hợp cần thiết và đảm bảo tối thiểu tôm đã được 20 đến 25 ngày. Nước phải được xử lý qua Chlorine liều 25 - 30kg/1.000m3 hoặc TCCA 90% liều 20 kg/1.000m3. Kiểm tra không có sinh vật gây hại thì cho ao vào nước.

Luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho tôm. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như các loại vitamin, chất khoáng và men tiêu hóa giúp tôm ăn tốt hơn. Nên có sự cân bằng giữa các loại cám công nghiệp và thức ăn tự nhiên của tôm.

Bà con có thể sử dụng sản phẩm men tiêu hóa của Dobio, các thành phần enzym giúp tôm dễ hấp thu, ức chế các vi khuẩn gây hại các bệnh về đường ruột. Đồng thời giảm thiểu các khí độc sinh ra trong quá trình thải phân.

Sử dụng men tiêu hóa

Sử dụng men tiêu hóa giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Quản lý tôm nuôi

Bên cạnh những kỹ thuật nuôi tôm sú trên, bà con cũng cần phải nắm bắt được cách theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Tôm được 30 ngày từ sẽ chuyển từ ao ương sang ao nuôi từ 7 đến 10 ngày thì nên thả cá Rô đực để ổn định môi trường nước và giảm lượng phân thải từ thức ăn thừa của tôm thải ra.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tôm bằng cách bổ sung các khoáng chất và vitamin, men vi sinh cần thiết để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm ngay từ giai đoạn đầu. Bà con cũng nên dành thời gian để quan sát tôm, xem xét các biểu hiện thông qua màu sắc, thức ăn. Xác định tỷ lệ sống bằng cách chài tôm, xem tốc độ tăng trưởng, sức khỏe và sản lượng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

 sức khỏe tôm sau khi thả xuống ao

Xem xét sức khỏe tôm sau khi thả xuống ao

Bài viết trên đã giúp bà con có được kinh nghiệm cũng như là kỹ thuật nuôi tôm sú chính xác. Làm theo những chia sẻ này để đảm bảo được sản lượng tôm nuôi cũng như là chất lượng thành phẩm.

 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline