-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến mới
16/03/2023 Đăng bởi: Bùi Cương
Hầu hết người nuôi ở ( Tuy Phước - Bình Định ) đều nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi thủy sản tổng hợp chứ không nuôi chuyên tôm. Những hộ nuôi chuyên tôm theo phương thức công nghiệp ở địa phương này rất hiếm, đếm không đủ 10 đầu ngón tay, nhưng hầu hết đang lâm cảnh bi đát do thua lỗ triền miên bởi dịch bệnh.
Hình ảnh người dân nuôi tôm-cua-cá quảng canh
“Những hộ dân nuôi tôm thâm canh ở Tuy Phước - Bình Định đầu tư cả đống tiền để cải tạo ao hồ, nâng đáy, lót bạt, đắp cao bờ, đào ao lắng, ao nuôi, mua máy sục khí tạo ô xy… mất cả 500 - 700 triệu đồng nhưng nuôi hiệu quả chỉ năm đầu, sang năm sau là dịch bệnh phát sinh, lập tức thua lỗ. Người nào “cố đấm ăn xôi” vụ sau thả giống nuôi tiếp để gỡ gạc là ngày càng lún sâu vào nợ nần, bởi nguồn nước ở đây đã ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp nước thủy triều, nên khi nước thủy triều dâng lên là không bờ nào ngăn nổi”, ông Nguyễn Văn Chín chia sẻ.
Người dân cho biết, hàng năm, sau mùa mưa bão, đầu tháng 3 dương lịch bà con bắt đầu cải tạo ao đìa, thả giống bắt đầu nuôi. Công đoạn cải tạo ao đìa trong nuôi tôm xen cua - cá không tốn nhiều chi phí như nuôi tôm thâm canh.
Trước khi thả giống, người nuôi chỉ cần xả hết nước trong ao ra, hộ nào có khả năng thì thuê trâu, bò cày xới tung đáy ao, sau đó đánh vôi xuống để diệt tạp, làm giảm bớt phèn. Ao nuôi có diện tích lớn thì đánh 2 - 3 tấn vôi, ao nhỏ đánh 1 tấn. Xả nước ra, lấy nước vào 3 - 4 lần để tẩy rửa hết tạp chất trong ao thì nuôi mới an toàn.
“Khi đáy ao đã sạch, người nuôi lấy nước vào với mực nước cao khoảng 1 - 1,2m. Con giống chúng tôi tuân thủ mua đúng theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Giống tôm sú mua của những cơ sở có uy tín để tôm có chất lượng, có khả năng kháng bệnh và nhanh tăng trưởng, tôm có kích cỡ 3cm/con.
Hình ảnh DOBIO.VN
Cua xanh mua giống có kích cỡ 1,5cm/con. Cá chua mua giống có kích cỡ từ 4 - 6cm/con. Mật độ thả nuôi đối với tôm chỉ 10 con/m2, cua xanh 0,2 con/m2, cá chua 0,1 con/m2. Riêng giống tôm có hộ mua tôm post về nuôi ương 1 tháng sau mới thả nuôi, có hộ mua tôm cơ sở đã ương sẵn về thả nuôi”, ông Nguyễn Văn Chín cho hay.
Cũng theo ông Chín, 80% hộ nuôi ở Tuy Phước - Bình Định mua cua giống của ngư dân trong vùng đánh bắt từ tự nhiên ở mấy lạch sông được gọi là cua đếm, đếm bao nhiêu con trả tiền bấy nhiêu. Cua tự nhiên có kích cỡ từ 2 - 4cm được bán với giá 5.000 - 6.000đ/con. 20% hộ nuôi còn lại mua cua nuôi ương của Trạm Nghiên cứu thủy sản Cát Tiến ở huyện Phù Cát, đơn vị trực thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định. Cua nuôi ương nhỏ như hạt tiêu được bán khay (1.000 con/khay) với giá 500.000đ/khay. Còn giống cá chua, cá dìa mua 6.000 - 7.000đ/con giống.
Đêm nào cũng rủng rỉnh tiền triệu
Anh Nguyễn Văn Thanh (46 tuổi) ở thôn Bình Thới, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định), người đang sở hữu 2,5ha ao nuôi trồng thủy sản tổng hợp. Tính đến nay, anh Thanh đã có hơn 10 năm nuôi tôm xen cua - cá. Với diện tích 2,5ha ao nuôi, mỗi vụ anh Thanh thả 30 - 40 vạn giống tôm sú, năm nào thời tiết thuận lợi anh thả 50 - 60 vạn, nếu thả 60 vạn tôm giống anh Thanh chi phí hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra, cũng trong diện tích ấy anh Thanh thả nuôi xen 2 - 3 vạn giống cua xanh và khoảng 8.000 con cá dìa với hơn 10 triệu đồng tiền giống nữa.
“Với 2,5ha ao nuôi, mỗi năm tôi đầu tư cả công bồi trúc ao đìa, mua con giống 2 đợt và chi phí thức ăn cả vụ chỉ mất khoảng 60 - 70 triệu đồng. Năm nào thời tiết không thuận lợi tôi thu được khoảng 300 triệu đồng, năm nào thuận lợi tôi thu được 500 - 600 triệu đồng. Tôi nuôi theo kiểu nuôi xen và đánh tỉa thả bù nên đêm nào cũng thu hoạch. Chỉ khi ao nuôi bị nước thủy triều tràn vào mới dừng thu hoạch mấy hôm để tôm, cua, cá ổn định trở lại mới thu hoạch tiếp”, anh Võ Văn Thanh chia sẻ.
Hình ảnh DOBIO.VN
Cũng theo anh Thanh, sau khi thả giống khoảng 2 - 3 tháng, người nuôi đã bắt đầu có thể thu hoạch. Ngư dân thu hoạch tôm bằng lưới lồng. Nếu tôm nuôi đạt 40 con/kg thì sử dụng lưới thưa, mắt lưới có kích cỡ 12 - 15 để đánh bắt, tôm lớn vào dính lại trong lưới còn tôm nhỏ lọt ra ngoài để nuôi tiếp.
Cua, cá thì dùng lưới quây bắt, con cua nào đúng kích cỡ và chắc mới bán, con nào nhỏ và ốp thả xuống nuôi tiếp. Trong thời gian thu hoạch, người nuôi thả chêm giống thêm vào để nuôi cả năm. Tôm mỗi năm thả giống 2 lần, một lần vào đầu tháng 3 và một lần vào đầu tháng 6 dương lịch. Thu hoạch đến mùa mưa thì không thả giống nữa, chỉ thu vét để mưa lũ ùa về người nuôi không bị thất thoát.
“Khi thu hoạch, riêng cua, cá con nào bán được mới bắt, còn không thì thả xuống nuôi tiếp, như vậy vụ nuôi mới đạt hiệu quả cao. Đêm nào thời tiết nắng ấm, tôm, cua, cá đi ăn nhiều thì mình đánh bắt được nhiều, đêm nào trời lạnh, thủy sản ít đi ăn thì mình đánh bắt được ít.
Bình thường mỗi đêm tôi thu từ 3 - 7kg tôm, 4 - 5kg cua, cá thì nhiều hơn, có đêm thu 5 - 7kg, cũng có đêm thu đến 20 - 30kg. Cua xanh hiện nay có giá 150.000đ/kg; cá chua từ 8 lạng/con trở lên bán được 80.000đ/kg; tôm sú đạt kích cỡ 30 con/kg hiện có giá 280.000đ/kg; tôm đạt kích cỡ 20 con/kg có giá 320.000đ/kg. Bình quân mỗi đêm tôi thu được từ 1 - 1,5 triệu đồng từ tiền bán thủy sản”, anh Võ Văn Thanh cho hay.
Ngoài tôm, cua, cá thả nuôi, người nuôi thủy sản tổng hợp hàng năm còn có thêm khoản thu “trên trời rơi xuống” từ tôm đất. Theo ông Nguyễn Văn Chín, Trưởng thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước, Bình Định), trứng tôm đất ngoài tự nhiên dạt vào bờ nở ra và sống trong ao, đến khi lớn lên chúng cho chủ ao thêm khoản thu nhập đến 50 triệu đồng/năm, gần đủ bù vào chi phí đầu tư cho cả năm trên diện tích 1ha.
Năm ngoái, tôm đất có giá 280.000 - 300.000đ/kg, hiện nay hạ còn 250.000đ/kg, mỗi đêm người nuôi có thể đánh bắt được 4 - 5kg. Với 1ha ao đìa nuôi thủy sản tổng hợp, người nuôi đầu tư khoảng 50 - 60 triệu đồng, từ chi phí bồi trúc ao đìa, mua con giống, khoản thu từ tôm đất thôi cũng đã gần đủ bù vào khoản chi phí này. Còn lại khoản thu nhập từ tôm, cua, cá thả nuôi khoảng 150 - 180 triệu đồng/ha thì đó là lãi ròng mỗi năm của người nuôi.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn - www.dobio.com.vn - www.thuysandopa.vn
Facebook: www.facebook.com/thuysandopa
MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY
Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn
Xem thêm:
- DOBIO 2000 - Giải pháp tối ưu cho ao nuôi tôm cá, nâng cao năng suất và chất lượng
- Tại sao phải sử dụng men vi sinh cho hồ nuôi tôm, cá?
- Chinh phục ao nuôi tôm cá: Bí kíp phòng ngừa và xử lý khí độc hiệu quả
- Giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL giảm mạnh: Nguyên nhân và giải pháp
- DOBIO ERAL - Bí quyết giúp tôm, cá, ốc, ếch bứt phá năng suất!
- Phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn
- Nguyên nhân dẫn đến cá, tôm chậm lớn và cách sử dụng PROTEIN C - PLUS
- Bỏ Túi Ngay Quy Trình Xử Lý Ao Nuôi Thủy Sản Đơn Giản Dễ Hiểu
- Bí Quyết Câu Cá: "Mồi Nhảy Liền Tay", Cá Dính Chắc Nhờ Dầu Gan Mực!
- Men tiêu hóa DOBIO AQUA: Cao Cấp cho sức khỏe tôm
- Diệt rêu tóc hiệu quả trong bể thủy sinh bằng men vi sinh DOBIO RN
- Bùn đáy ao đen - Hiểm họa tiềm ẩn và giải pháp DOBIO AZ
- LIVER DOBIO - Bí quyết giúp tôm cá khỏe mạnh, phát triển vượt trội
- Kỹ thuật nuôi cá măng thương phẩm
- Chế phẩm EM2: Giải pháp sinh học cho nuôi trồng thủy sản hiệu quả
- DOBIO 01 - Bí quyết cho ao nuôi sạch và hiệu quả!
- DOBIO Thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024
- Men vi sinh F5 Dobio - Giải pháp ủ phân hữu cơ hiệu quả
- Men tiêu hóa DOBIO ZYME - Giải pháp vàng cho thủy sản khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh
- Đàn cá koi nhà bạn màu sắc không được đẹp đừng lo lắng đã có DOBIO COLOR - giúp cá lên màu sắc đẹp
- Cá koi cá cảnh khỏe mạnh, phát triển tốt nhờ DOBIO KOI
- Câu chuyện thành công của anh Nguyễn Văn Nam khi sử dụng dầu gan mực SQUID LIVER OIL
- Men vi sinh Dobio Clean: Giải pháp xử lý nhớt đáy bạt ao nuôi tôm cá hiệu quả và an toàn
- Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm hôi thối, bẩn bằng BKC DOBIO và DOBIO NITRO
- DOBIO AQUA - Giải pháp tối ưu cho thủy sản phát triển khỏe mạnh, năng suất cao
- 1 Cách ủ EM tỏi, EM chuối - Nuôi dưỡng vật nuôi khỏe mạnh, năng động
- EM GỐC - Vị cứu tinh cho nông nghiệp Việt Nam
- Cách ủ EM-G DOBIO cho cây trồng
- Chế phẩm men vi sinh DOBIO AZ - Giải pháp tối ưu cho ao nuôi thủy sản
- Tôm cá chậm lớn, bệnh tật khiến bạn lo lắng? LIVER DOBIO - Giải pháp cho mọi vấn đề.
- Bí quyết Nuôi Cá Cảnh: Cách Cho Cá Ăn Đúng Cách và Sử Dụng DOBIO COLOR để Khuôn Mặt Cá Cảnh Nổi Bật
- Biến Đổi Hoàn Toàn Môi Trường Thủy Sản Với Sự Kết Hợp Đột Phá Giữa BKC và Vi Sinh DOBIO NITRO
- 7 Kiến Thức Về Hệ Vi Sinh Trong Hồ Thủy Sinh Bạn Cần Biết.
- Giải Pháp Tối Ưu Cho Hồ Nuôi Tôm, Cá Khi Dùng Men Vi Sinh DOBIO AZ
- Đột phá trong nuôi trồng thủy sản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa AMINO COOPER và DOBIO RN
- Giá tôm thương phẩm tại Sóc Trăng liên tục giảm, người nuôi lao đao
- Chia sẻ của anh Đặng Văn Hiếu Hải Hà Quảng Ninh khi dùng Siêu vỗ béo tôm cá.
- Nhận xét thực tế của người dân khi dùng siêu men cao tỏi tôm, cá?
- Tiêu diệt địch hại trong nuôi trồng thủy sản bằng cây Anamu
- Công nghệ mới năng suất cao nuôi cua đồng tại bể xi măng
- Tảo trong ngành nuôi tôm thâm canh: Lợi ích và nguy cơ đáng chú ý?
- TẠI SAO CHẾ PHẨM SINH HỌC EM-G Ủ VỚI PHÂN ĐẬU TƯƠNG BÓN CÂY LẠI MANG ĐẾN HIỆU QUẢ CAO?
- Tiết lộ bí kíp cách dùng vi sinh cho bể cá không cần thay nước
- 4 Lưu Ý Chăm Phòng Trị Bệnh Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả Cao Chi Phí Thấp.
- Chia sẻ của anh Minh khi dùng Siêu Men Cao Tỏi phòng trị bệnh đường ruột, phân trắng ở tôm
- Thủy sản và Hải sản khác nhau hay giống nhau
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam đúng kỹ thuật
- Kinh nghiệm nuôi cá rô đầu vuông