Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Nguồn gốc và biện pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm

18/07/2022 Đăng bởi: Cas Media

Tảo độc trong ao nuôi tôm là các sinh vật tự dưỡng, có cấu tạo đơn giản, thường chứa chất diệp lục nhưng một số loại chứa thêm sắc tố khác. Chúng quang hợp nhờ ánh sáng và CO2 trong ao, nhưng khi chúng phát triển quá mạnh dẫn đến nhiều tác động xấu đến tôm. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm các biện pháp xử lý tảo độc hiệu quả.

Tảo độc là gì?

Tảo độc trong ao nuôi tôm chính là những loài tảo có thể gây ảnh hưởng đến thủy sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những loại thường gặp nhất là tảo Lam, tảo Mắt, tảo Giáp…

Tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo độc trong ao nuôi tôm

Các loại tảo độc này thường tiết ra độc tố gây bệnh về gan, gây tiêu chảy, gây liệt cơ hoại tử gan tôm, bệnh về hệ đường ruột… Nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của nước ao nuôi tôm, khiến tôm dễ bị nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Tác hại của tảo độc?

Khi tôm được nuôi từ 2 tháng trở đi, có hai loại tảo phát triển quá mức và chiếm ưu thế trong thời gian này là tảo giáp và tảo lam. Chúng có lớp thành tế bào cứng và tôm không thể tiêu hóa được, nên khi ăn phải sẽ gây hiện tượng nghẽn ruột, phân trắng, đứt đoạn hay phân lỏng ở tôm. Khi tảo tàn chúng lấy đi lượng lớn oxy hòa tan và thải ra những loại độc tố gây ảnh hưởng đến gan, thận.

Khi tảo phát triển mạnh, nó cũng làm mức giao động độ pH giữ buổi sáng và buổi đêm quá lớn (từ 5.5 đến 9.5). Cùng với lượng oxy trong nước thấp sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch. Cần phải đưa độ pH về từ 7,5 đến 8,3, đây chính là khoảng tốt nhất để cho tôm phát triển khỏe mạnh. 

Một số loại tảo độc

Ở Việt Nam, có 3 loại tảo độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất là tảo lam, tảo mắt, tảo giáp. Dưới đây sẽ là những đặc điểm để bà con nhận biết được chúng có tồn tại trong ao nuôi của mình hay không.

Tảo lam

Như đã biết ở trên tảo lam là một trong những loài tảo độc và tất nhiên nó không đem lại bất kỳ lợi ích nào. Khi nở hoa sẽ tạo ra một lớp sơn quánh màu xanh đặc phủ kín mặt ao. Từ đó, có thể khiến tôm ngạt thở chết do thiếu oxy để hô hấp nhất là vào ban đêm. Không những thế, tảo lam còn có thể tiết ra độc tố gây những bệnh về đường ruột ở tôm và khiến cho ao nuôi bốc mùi hôi thối.

Tảo lam trong ao nuôi tôm

Tảo lam trong ao nuôi tôm

Tảo mắt

Tảo mắt thường sống trong môi trường nước ngọt, chỉ có một số ít có thể sống trong ao nuôi tôm. Chúng thường có màu xanh nhưng một số loài lại có màu đỏ bởi chứa sắc tố carotenoid. Khi chiếm ưu thế màu nước chuyển sang màu xanh hoặc nâu đen và gây ô nhiễm nước.

Tảo mắt phát triển nhanh chóng nếu nước giàu dinh dưỡng và thời tiết ấm áp. Độc tố mà chúng phóng ra có thể gây chết tôm, sử dụng hết dinh dưỡng của và oxy có trong ao  

Tảo giáp

Tảo giáp được tìm thấy chủ yếu ở nguồn nước mặn. Chúng di chuyển nhanh nhờ có các tiên mao. Khi chiếm ưu thế trong ao nuôi, chúng khiến cho nước có màu nâu đỏ và phát sáng. 

Tảo giáp có lớp thành tế bào được cấu tạo bằng cellulose, nên tôm không thể tiêu hóa được nếu như ăn phải. Dẫn đến các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa ở tôm như nghẽn đường ruột, phân đứt khúc.

Hình ảnh một số loại tảo giáp

Hình ảnh một số loại tảo giáp

Nguyên nhân tảo độc phát triển nhanh chóng

Tảo độc phát triển mạnh chóng trong ao nuôi tôm là do những nguyên nhân chính sau đây:

  • Bà con chưa thực sự quản lý được lượng thức ăn cho tôm khiên thức ăn dư thừa nhiều và lắng đọng xuống nền đáy ao.

  • Phân tôm không được xử lý kịp thời.

  • Trước khi vào vụ nuôi không có các giải pháp làm sạch đáy ao.

  • Thời gian mưa dài ngày khiến độ mặn nước trong ao giảm nhanh và phân tầng màu nước.

  • Quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao sinh ra nhiều chất dinh dưỡng và khí độc tạo điều kiện tốt cho tảo phát triển.

Cách xử lý tận gốc tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo độc trong ao nuôi tôm sau khi nở hoa thì chúng sẽ tàn. Dẫn đến lượng oxy sụt giảm nhanh chóng hay xác tảo tích tụ ở nền đáy có thể gây ô nhiễm. Vì vậy cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn chúng.

Phương pháp vật lý

Thay nước chính là giải pháp được nhiều bà con sử dụng nhất hiện nay bởi có thể dễ dàng thực hiện và ít tốn kém tài chính. Nhưng cần lưu ý rằng nguồn cấp nước mới cũng cần phải qua xử lý để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, mần tảo…

Thay nước cho ao nuôi tôm

Thay nước cho ao nuôi tôm

Trước trong và sau khi thả con giống cần phải xử lý nền ao kỹ lưỡng, để loại bỏ hết tảo còn bám lại. Sử dụng các biện pháp để giảm thiểu lượng khí độc tồn đọng. Vớt tảo độc ra khỏi ao nuôi và bật sục khí, quạt. Cách này sẽ ngăn sự phát triển quá mức của tảo trong ao.

Định kỳ hút bùn đáy, bụi bẩn và sử dụng sản phẩm Dobio AZ để xử lý làm sạch đáy ao. Cách để diệt tảo lam hiệu quả nhất đấy là tăng độ mặn của ao, có thể dùng nước biển hoặc cung cấp muối sạch (10kg muối / 1000m3 nước).

Phương pháp sinh học 

Sử dụng chế phẩm sinh học Dobio Algae do Dobio Việt Nam phân phối để cắt và kiểm soát độ ổn định của tảo trong ao nuôi. Không những thế sản phẩm này còn giúp khử mùi hôi, khí độc và cải thiện nền đáy. Sử dụng sản phẩm sẽ xua tan nỗi lo tảo lam bùng phát của bà con nuôi tôm.

Sử dụng Dobio Algae để cắt tảo độc

Sử dụng Dobio Algae để cắt tảo độc

Bài viết này đã chia sẻ những nguyên nhân và biện pháp xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm. Chúc bà con luôn gặp may mắn, thuận lợi trong quá trình nuôi thủy sản. Nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm Dobio AZ và Dobio Algae hãy liên hệ ngay với Dobio Việt Nam để nhận được những ưu đãi mới nhất.

 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline