-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Tép cảnh và thức ăn cho tép cảnh thủy sinh bạn nên biết
17/05/2022 Đăng bởi: Cas Media
Nuôi tép cảnh thủy sinh đang là thú vui mới của nhiều người hiện nay. Nếu bạn đang có dự định nuôi loài vật cảnh thú vị này thì hãy cùng DOBIO tham khảo bài viết sau đây về các loại thức ăn cho tép cảnh thủy sinh. Những thông tin được cung cấp sẽ rất hữu ích cho quá trình nuôi tép của bạn sau này.
Nuôi tép cảnh - thú chơi mới được nhiều người ưa chuộng
Bên cạnh nuôi cá cảnh, thú vui nuôi tép cảnh đang ngày càng được nhiều người quan tâm và ưa chuộng. Hồ hoặc bể thủy sinh của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều khi có sự góp mặt của đàn tép nhiều màu.
Nuôi tép cảnh - thú chơi mới được nhiều người ưa chuộng
Tép cảnh hiện nay có khá nhiều loại, phổ biến nhất hẳn là tép đỏ (hay còn được gọi là tép Sakura, tép Cherry). Bên cạnh đó, các loại tép vàng, tép ong đen, tép ong đỏ, tép xanh dương (tép Blue Pearl), tép Pumpkin cũng rất nổi bật và được nhiều người yêu thích chọn nuôi.
Tép cảnh ăn những gì?
Tép cảnh là một loài động vật thủy sinh không đòi hỏi cầu kỳ trong việc chăm nuôi. Chúng ăn tạp, không kén ăn và không cần người nuôi phải mua những loại thức ăn chuyên dụng được sản xuất riêng. Nếu bạn cảm thấy tò mò và muốn biết thức ăn cho tép cảnh thủy sinh là gì thì ngay sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn.
Các loại rêu và tảo hại
Rêu và tảo hại có trong bể hoặc hồ thủy sinh chính là một trong những nguồn thức ăn của tép cảnh. Người nuôi có thể nuôi chung tép với các loài cá khác để vừa làm đẹp và đa dạng thêm bể nuôi, hồ nuôi, vừa tiêu diệt được rong rêu, tảo độc. Công dụng diệt rêu, tảo của tép thậm chí còn tốt hơn nhiều so với các loài cá khác.
Các loại rêu và tảo hại
Các loại rau củ
Ngoài rêu và tảo có hại, tép cảnh còn có thể ăn các loại thực vật, rau củ như dưa chuột, cà rốt, đậu đũa… Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho chúng ăn lá dâu tằm hoặc lá bàng (khô hoặc tươi đều được). Những loại thức ăn này cung cấp dinh dưỡng cho tép và giúp chúng tăng cường sức đề kháng.
Lá dâu tằm
Lá dâu tằm là loại lá cây được dùng làm thức ăn cho tép cảnh thủy sinh phổ biến nhất. Trong lá dâu tằm có chứa hàm lượng vitamin, rất cần thiết cho tép và tuyệt đối an toàn, loại tép nào cũng có thể ăn.
Để cho tép cảnh ăn, người nuôi sẽ cần xử lý qua lá. Sau khi hái lá dâu tằm về, bạn hãy rửa sạch rồi đem lá đi luộc. Khi đã luộc chín, bạn để lá nguội tự nhiên rồi đem thả vào hồ hoặc bể nuôi. Nếu là lần đầu cho ăn thì tép cảnh có thể không ăn trong 1 - 2 ngày đầu tiên. Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng ăn quen sau đó và sẽ ăn rất mạnh.
Lá dâu tằm
Lá bàng khô
Lá bàng khô cũng là loại lá cây mà tép cảnh có thể ăn được. Loại thức ăn này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn tốt cho hệ miễn dịch, giúp tép tăng sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh. Với lá bàng, người nuôi không cần luộc mà chỉ cần rửa sạch rồi thả vào bể hoặc hồ. Sau 1 - 2 ngày, lá sẽ dần ngấm nước và chìm xuống đáy.
Các loại rau củ
Các loại rau củ cũng là một trong các loại thức ăn cho tép cảnh thủy sinh. Tép có thể ăn các loại rau củ như cà rốt, dưa leo, các loại đậu… Với những thực phẩm này, người nuôi muốn cho tép ăn sẽ cần thái chúng thành lát mỏng rồi đem đi luộc chín. Luộc xong, bạn để nguội rồi cho trực tiếp vào tròng hồ/bể tép cảnh.
Vỏ đậu nành
Vỏ đậu nành là loại thức ăn rất tốt cho tép cảnh. Nó cung cấp lượng canxi cần thiết giúp tép lột vỏ và tăng trưởng tốt, sức đề kháng cũng được nâng cao. Để cho tép ăn vỏ đậu, người nuôi sẽ đem mớ vỏ này rửa sạch và luộc bình thường, sau đó để nguội và cho thẳng vào hồ/bể tép.
Vỏ đậu nành
Thịt động vật
Ngoài các thức ăn từ thực vật nêu trên, người nuôi tép cảnh có thể bổ sung thêm vi chất vào khẩu phần ăn của vật nuôi bằng các loại thức ăn từ thịt động vật. Những chất dinh dưỡng này rất tốt cho tép, giúp chúng phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
Những thức ăn từ thịt động vật tép cảnh có thể ăn là thịt lợn, thịt bò, thịt tôm… và người nuôi cần luộc chín trước khi thả vào bể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho tép ăn các loại ốc hoặc tép đã chết, tuy nhiên không nên cho ăn thường xuyên vì như vậy sẽ gia tăng khả năng bị nhiễm bệnh.
Thức ăn chế biến sẵn
Cũng như các loài vật nuôi khác, tép cảnh cũng có thức ăn chế biến sẵn. Đây là loại thức ăn rất tiện lợi, không cần xử lý, sơ chế gì. Một số còn giúp bổ sung men tiêu hóa hay vi sinh có lợi cho tép. Sau khi mua về, người nuôi chỉ cần trực tiếp lấy cho tép ăn là được.
Các loại thức ăn bổ sung thủy sản tại DOBIO
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán loại thức ăn này. Để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng nhất, bạn hãy cân nhắc mua sản phẩm của thương hiệu DOBIO nhé. Đây là đơn vị dẫn đầu trong việc nghiên cứu giải pháp sinh học ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản, cụ thể là các chế phẩm vi sinh xử lý nước, men tiêu hóa và thức ăn bổ sung cho thủy sản, trong đó có sản phẩm có thể làm thức ăn cho tép cảnh.
Trên đây là những chia sẻ thú vị về tép cảnh và thức ăn cho tép cảnh thủy sinh. Nếu bạn đang nuôi tép cảnh và muốn tìm loại thức ăn tiện lợi và tốt cho tép thì hãy liên hệ ngay DOBIO để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm phù hợp nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM
Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn
Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio
Zalo: bit.ly/visinhdobio
Xem thêm:
- Giải Pháp Tối Ưu Cho Hồ Nuôi Tôm, Cá Khi Dùng Men Vi Sinh DOBIO AZ
- Đột phá trong nuôi trồng thủy sản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa AMINO COOPER và DOBIO RN
- Giá tôm thương phẩm tại Sóc Trăng liên tục giảm, người nuôi lao đao
- Chia sẻ của anh Đặng Văn Hiếu Hải Hà Quảng Ninh khi dùng Siêu vỗ béo tôm cá.
- Nhận xét thực tế của người dân khi dùng siêu men cao tỏi tôm, cá?
- Tiêu diệt địch hại trong nuôi trồng thủy sản bằng cây Anamu
- Công nghệ mới năng suất cao nuôi cua đồng tại bể xi măng
- Tảo trong ngành nuôi tôm thâm canh: Lợi ích và nguy cơ đáng chú ý?
- TẠI SAO CHẾ PHẨM SINH HỌC EM-G Ủ VỚI PHÂN ĐẬU TƯƠNG BÓN CÂY LẠI MANG ĐẾN HIỆU QUẢ CAO?
- Tiết lộ bí kíp cách dùng vi sinh cho bể cá không cần thay nước
- 4 Lưu Ý Chăm Phòng Trị Bệnh Cá Trắm Cỏ Hiệu Quả Cao Chi Phí Thấp.
- Chia sẻ của anh Minh khi dùng Siêu Men Cao Tỏi phòng trị bệnh đường ruột, phân trắng ở tôm
- Thủy sản và Hải sản khác nhau hay giống nhau
- Nuôi xen tôm - cua - cá quảng canh cải tiến mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tai tượng hiệu quả
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam đúng kỹ thuật
- Kinh nghiệm nuôi cá rô đầu vuông
- Tháng 3 dương lịch trồng rau gì phù hợp?
- Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu trong vèo
- Các loại rau trồng tháng 1 dương lịch
- QUẢN LÝ PH TRONG AO NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT
- Chia sẻ kỹ thuật trồng mít siêu sớm đảm bảo năng suất cao
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ NGẠNH TRONG ÁO ĐẤT
- Cách Xử Lý Tảo Lam, Tảo Giáp Trong Ao Nuôi Tôm
- Cập nhật nhanh cách diệt muỗi hồ cá Koi hiệu quả tức thì
- Làm sao để nuôi cá cảnh nước ngọt thành công, không bệnh tật ?
- Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím đạt năng xuất cao
- Cơ hội làm giàu với mô hình nuôi cá rô đồng
- Chăm sóc và cho baba giống ăn thế nào là đúng cách?
- Chăm sóc bể cá cảnh hiệu quả khi mùa đông tới
- Chăm sóc quản lý cho cá ăn vào mùa rét
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023
- Một số bệnh thường gặp và biện pháp điều trị ở cá khi thời tiết chuyển mùa
- Nuôi, thả cá khi thời tiết chuyển mùa thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
- Nuôi cá trắm thế nào để mang lại hiệu quả cao?
- Phương pháp nuôi cá bóp ở nước ngọt hiệu quả, đem lại thu nhập cao
- Men vi sinh được bà con quan tâm và sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua
- Phương pháp chế biến thức ăn cho cá hoàn toàn tự nhiên
- Nuôi cá mùa rét đạt hiệu quả cao
- Kinh nghiệm nuôi tôm trái vụ hiệu quả
- Cho tôm ăn liều lượng thế nào cho hợp lý?
- TOP 4 SẢN PHẨM CẦN THIẾT BỔ SUNG ĐỊNH KỲ CHO AO CÁ
- Top 3 sản phẩm men vi sinh hiệu quả an toàn với môi trường và vật nuôi
- Sử dụng sản phẩm men vi sinh F5 DOBIO phụ phẩm trong nông nghiệp có thật sự tốt?
- Làm gì để nâng cao năng suất sò huyết trong mô hình nuôi kết hợp tôm sú
- Kỹ thuật nuôi cá lăng hiệu quả bà con cần tìm hiểu
- Diệt rêu tóc hiệu quả bể thủy sinh
- Một số loại cây thủy sinh được anh em mới chơi lựa chọn
- Trị nấm trên cá betta hiệu quả
- Phương pháp nuôi cá tra và cá basa trên bè hiệu quả nhất