Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá rô phi cho bà con

28/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Cá rô phi thường được bà con ở khu vực miền Bắc nước ta nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi vẫn tồn tại nhiều bệnh của cá như: bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bệnh streptococcus trên cá rô phi,... Vậy cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này như thế nào thì bà con hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dobio nhé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Bệnh xuất huyết lồi mắt ở cá rô phi nguyên nhân chính là do 2 loài vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae ký sinh trên thân cá. Đặc biệt, mùa hè ở miền Bắc, nắng nóng kéo dài liên tục 2-3 tháng nhiệt độ nước tăng cao dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh sản sinh và phát triển mạnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Dấu hiệu nhận biết bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường khi cá mắc bệnh như:

  • Hình thức bên ngoài: ban đầu cá có dấu hiệu bỏ ăn, bơi tách đàn và bơi chậm về phía thành ao. Sau đó mắt cá lồi một bên hoặc cả 2 bên, mắt hoại tử và dẫn đến mù hẳn. Đối với những con cá bị nặng hơn, cá sẽ yếu ớt không còn đủ sức để bơi và tự chìm xuống đáy ao. Lúc này, trong nắp mang và vây của cá sẽ bị xuất huyết nặng dẫn đến cá chết trong khoảng thời gian rất ngắn. 

  • Kiểm tra nội tạng của cá: Bà con chọn từ 2-3 con cá bị bệnh nặng thực hiện giải phẫu. Khi mổ bụng thấy ruột cá chứa chất nhầy, nhiều cục máu đọng lại trên thân và xuất huyết ra thành bụng. Mang cá cắt ra thấy bị xơ mang và chuyển sang màu trắng và đã có nhiều bùn bám trên mang

Hướng dẫn bà con cách phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Để phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi, bà còn phải nắm được những kỹ thuật cơ bản sau:

Bà con cần có cách phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi

Bà con cần có cách phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi

  • Lượng oxy trong nước phải luôn đảm bảo để cá thực hiện hô hấp và vận chuyển Oxy đến tế bào.

  • Nguồn nước đưa vào phải luôn sạch sẽ. Mực nước phải có độ sâu trên 2m, luôn giữ nhiệt độ nước trong ao dưới 35 độ C. 

  • Không nên cho cá ăn ồ ạt như khi cá khỏe mạnh. Phải giảm lượng thức ăn và chia nhỏ ra từng bữa.

  • Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa DOBIO ZYME, vitamin tổng hợp theo định kỳ để tăng sức đề kháng cho cá. 

  • Giảm nhiệt độ nước khi trời quá nóng như dùng C tạt lên mặt ao hoặc dùng lưới đen che mặt bể giảm ánh nắng chiếu vào.

  • Sử dụng chế phẩm men vi sinh Dobio AZ xử lý làm sạch đáy ao theo định kỳ 2-4 tháng xử lý 1 lần.

Phương pháp điều trị hiệu quả cho cá rô phi bị bệnh lồi mắt

Khi đã thấy rõ những biểu hiện bệnh lồi mắt ở cá cá rô phi bà con cần xử lý kịp thời để tránh lây lan sang đàn cá:

Những con cá bệnh nặng hoặc chết

Đối với trường hợp này bà con cần vớt xác chết và xử lý theo đúng quy trình. Người dân nên hòa tan vôi sống thả cá chết vào và chôn ở bãi đất trống, đất dễ phân hủy, ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Sau đó, quay lại diệt khuẩn ao nuôi bằng IODINE DOBIO với 1 lít/1.600 m3. Khử trùng 3-4 lần cách nhau 4-6 ngày để tiêu diệt mầm bệnh trong ao nuôi.

Bà con nên sử dụng Iobine Dobio để sát khuẩn ao nuôi cá

Bà con nên sử dụng Iobine Dobio để sát khuẩn ao nuôi cá

Đối với số lượng cá còn sống cần thực hiện như sau:

  • Ngưng cho ăn 1 ngày sau đó giảm khẩu phần ăn: Khi cá có biểu hiện lồi mắt, xuất huyết là cá đang trong giai đoạn bệnh nặng. Vì vậy, bà con nên ngừng cho cá ăn 1 ngày ngay sau khi phát hiện vì vi khuẩn tồn tại trong nước và đi vào cơ thể cá theo đường thức ăn. Khi đã xử lý nước bà con quay trở lại cho cá ăn bằng ⅓ so với khẩu phần bình thường.

  • Cần giảm nhiệt độ của nước, ao nuôi: Đối với vi khuẩn này, nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển. Vì thế, nên sử dụng quạt mát, lưới đen để che trên mặt ao là cách làm giảm nhiệt độ của nước và tăng cường lượng oxy giúp cá hô hấp tốt hơn.

  • Điều trị bằng kháng sinh: Các loại mầm bệnh này, bà con nên sử dụng luôn loại chế phẩm sinh học IODINE DOBIO để trực tiếp trị bệnh cho cá vừa an toàn mà hiệu quả cao. Đối với trị bệnh liều lượng dùng như sau: 1 lít thuốc sát trùng/4.000 - 6.000m3 nước. Dùng 2-3 lần cách nhau 2 ngày trong suốt quá trình trị bệnh.

Chăm sóc sau điều trị bệnh

Sau khi thấy cá đã khỏe lại bà còn cần bổ sung những chế phẩm Dobio GLUCAN tăng cường hệ miễn dịch cho cá. Bà con cũng có thể dùng các sản phẩm như dầu gan mực Dobio, men tiêu hóa đậm đặc (Dobio Aqua) giúp cho cá tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục.

Chăm sóc cá rô phi sau điều trị bệnh bằng chế phẩm Dobio Glucan

Chăm sóc cá rô phi sau điều trị bệnh bằng chế phẩm Dobio Glucan

Trong quá trình nuôi cá, bà con nên thường xuyên quan sát và kiểm tra cá và nguồn nước trong ao để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh lồi mắt ở cá rô phi. Từ đó, có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời để không bị lây lan ra cả đàn cá và giảm thiểu thiệt hại về sản lượng.

 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Bình luận (227)
binh-luan

"555"

1 waitfor delay '0:0:15' -- 07/10/2022

binh-luan

"555"

-1); waitfor delay '0:0:15' -- 07/10/2022

binh-luan

"555"

-1; waitfor delay '0:0:15' -- 07/10/2022

binh-luan

"555"

1 07/10/2022

binh-luan

"555"

0"XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR"Z 07/10/2022

Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline