Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Cách kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm đạt hiệu quả

24/05/2022 Đăng bởi: Cas Media

Trong nuôi tôm độ kiềm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất. Độ kiềm trong ao nuôi tôm không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác và sinh trưởng. Vậy cách kiểm soát độ kiềm ao nuôi tôm như thế nào để có hiệu quả? Cùng Dobio xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn.

Tại sao phải kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm trong nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh sản của thủy hải sản cũng như các sinh vật sống trong môi trường nước ở đó. Trong nuôi tôm việc kiểm tra độ kiềm thường xuyên sẽ giúp người nuôi luôn nắm bắt và xử lý kịp thời. Khi độ kiềm tăng hoặc giảm ngoài ngưỡng bình thường sẽ ảnh hưởng đến tôm.

Độ kiềm trong ao nuôi tôm là chỉ khả năng trung hòa axit của nước, để thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong như bicarbonat và hydroxit. Trong nuôi tôm độ kiềm thích hợp luôn ở mức 120 -180mg CaCO3/l. Ngoài ra, độ kiềm trong ao tôm sú sẽ là 80-120 CaCO3/l.

Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp hoặc có nhiều cá thể vẹm, hến, nhiễm thể 2 mảnh phát triển mạnh thì thường cần nhiều kiềm, tốt nhất là nên kiểm tra hàng tuần để điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp.

Kiểm soát độ kiềm

Kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm vô cùng quan trọng

Cách kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi

Trong chăn nuôi tôm việc độ kiềm sẽ tăng lên hoặc giảm xuống là điều hiển nhiên. Vì thế khi trường hợp đó xảy ra thì người nông dân phải biết cách kiểm soát độ kiềm hợp lý, phù hợp với ngưỡng bình thường của tôm.

Cách kiểm soát độ kiềm trong ao

Cách kiểm soát độ kiềm trong ao

Độ kiềm trong ao cao

Nguyên nhân dẫn đến việc độ kiềm trong ao tăng lên và cách xử lý:

  •  Mật độ tảo phát triển dày, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH >9).

  • Độ kiềm trong ao cao dẫn đến khả năng đệm và duy trì độ pH cao giúp ổn định các loại tảo phát triển mạnh. Bởi vì độ kiềm càng cao thì khả năng hòa tan phosphate trong nước càng cao, đó là nguồn dinh dưỡng mà tảo yêu thích.

Trường hợp độ kiềm cao có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến quá trình lột xác và phát triển của tôm vì thế cần phải hạ độ kiềm ngay. Vậy để hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm bà con cần thực hiện những gì:

  • Để giảm độ kiềm bà con cần thay nước 3 lần trong một tuần, khoảng 20-30% lượng nước có trong ao nuôi.

  • Ngoài ra, bà con cần hạn chế bật quạt nước vào ban ngày và tiến hành xử lý cắt tảo cho ao bằng chế phẩm vi sinh DOBIO ALGAE, sau 2 ngày có thể sử dụng thêm DOBIO AZ để phân hủy xác tảo chết ở dưới đáy ao.

DOBIO ALGAE

DOBIO ALGAE chế phẩm diệt tảo hữu ích

Ngoài ra, cũng nên thường xuyên bổ sung thêm cho tôm các loại khoáng chất như vitamin C để giúp tăng sức đề kháng và lột vỏ đồng đều. Nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có những biện pháp điều chỉnh ph cho phù hợp.

Độ kiềm trong ao thấp

Dưới đây là nguyên nhân và cách tăng độ kiềm khi ao có dấu hiệu ph xuống thấp:

  • Khi ốc, hến,vẹm và nhiễm thể 2 mảnh có trong ao nuôi phát triển, nguồn thức ăn của chúng là tảo và hấp thụ các chất muối cacbonat làm độ kiềm xuống rất thấp.

  • Độ kiềm trong ao nuôi thấp là do đáy ao nuôi bị nhiễm phèn quá mức cho phép, bà con cần phải xử lý phèn ở đáy trước rồi mới tiến hành nâng kiềm trong ao nuôi tôm lên.

  • Ao bị lablab không có rong nổi. Đối với những trường ao bị đóng rong thì bà con phải xử lý rong và lablab rồi mới tiến hành nâng kiềm lên.

Để nâng độ kiềm trong ao nuôi tôm trước tiên bà con cần phải loại bỏ ốc, hến, vẹm, nhiễm thể 2 mảnh trong ao để không làm ảnh hưởng đến quá trình nâng kiềm. Để cải thiện nước ao có độ kiềm thấp thì cách tốt nhất là nên sử dụng vôi bột với liều lượng từ 2-4kg với 100m3 nước. 

Hòa tan vôi bột rồi tạt đều xuống ao vào lúc 10 giờ tối và làm liên tục trong vòng  2-3 ngày để tăng độ kiềm trong nước. Hoặc có thể tiến hành thay nước có độ kiềm từ trung bình đến cao từ 6-10% để làm tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm của bà con. 

Trong trường hợp nếu phát hiện trong ao đang đóng rong, nhiều tảo thì có thể sử dụng chế phẩm vi sinh AMINO COOPER để cắt tảo và cải thiện được điều kiện môi trường ao nuôi bằng cách làm giảm nồng độ khí độc NH3/NO2, ổn định màu nước ao nuôi tôm.

AMINO COOPER

AMINO COOPER chế phẩm cắt tảo hiệu quả

Làm sao để luôn duy trì độ kiềm ao trong ngưỡng thích hợp

Ngoài những biện pháp kiểm soát độ kiềm trong ao khi xảy ra những trường hợp tăng giảm thất thường ra thì bà con cũng nên biết cách duy trì độ kiềm luôn được ổn định. Hiện nay, bà con có thể sử dụng các dụng co đo đặc để nắm bắt được tình hình nước trong quá trình nuôi tôm hiệu quả hơn như: máy đó ph, bút đo ph và cuối cùng là hộp test ph.

DOBIO

DOBIO - nơi buôn bán những mặt hàng cần thiết trong nuôi tôm

Bài viết trên là những kinh nghiệm về cách kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả mà Dobio chia sẻ cho các bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin tương tự thì hãy truy cập vào dobio.vn để khám phá thêm nhé.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline