Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiệu quả nhất

21/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trở thành một thế mạnh kinh tế trên cả nước. Tại các vùng đồng bằng đã có nhiều hộ gia đình nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Tại bài viết này Dobio sẽ cho bạn tổng quan kiến thức về kỹ thuật và quy trình chăm sóc để có vụ nuôi thành công. 

Tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước để thu về nguồn thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu thụ của con người. Thực tế, đây là một ngành kỹ thuật mà ở đó kỹ sư sẽ kết hợp công nghệ vào nuôi trồng.

Việc này nhằm để sản xuất động và thực vật dưới nước nâng cao năng suất và kinh tế cho người dân. Hiện nay, có một số mô hình nuôi trồng thủy sản phổ biến như nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ,...

Ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản

Những khó khăn khi nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại khó khăn như:

  • Trong quá trình nuôi nước thải, thức ăn, hóa chất thừa vẫn thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.

  • Việc tồn đọng các hóa chất mà chiến tranh để lại gây ra sự mất cân bằng sinh học, không an toàn cho bể hoặc ao nuôi. 

Quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Dưới đây sẽ là quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt chi tiết mà bà con nên biết. Cụ thể như sau:

Quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Chuẩn bị ao nuôi

Để có vụ nuôi thành công đầu tiên bà con phải đảm bảo ao nuôi có quy mô phù hợp. Ao nên thiết kế hình chữ nhật hoặc hình vuông, các góc không quá nhọn. Đáy ao nên xây bằng phẳng, dốc hơn về phía cống thoát nước. 

Hệ thống cấp nước, cống thoát nước phải đặt ở đối diện nhau, thông thường cống thoát nước nằm sát đáy ao. Đặc biệt, nguồn nước đưa vào ao phải an toàn, không nhiễm khuẩn hoặc có dính bất kỳ hóa chất nào.

Xử lý ao trước khi thả giống

Trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi, bà con cần tiến hành dọn sạch sẽ bùn đất, cỏ cây, nhất là dưới đáy ao nơi những tạp chất cặn bã đọng lại nhiều.  Nên dùng chế phẩm sinh học Dobio Clean để khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh.

Nên dùng chế phẩm sinh học Dobio Clean để khử trùng

Nên dùng chế phẩm sinh học Dobio Clean để khử trùng

Trường hợp xây ao mới thì cần tháo cạn nước và dùng phương pháp rửa chua từ 1 – 2 lần, sau đó dùng vôi sống (CaO) hoặc vôi nghiền (CaCO3) để bón toàn bộ lòng ao. Phương pháp này giúp cân bằng độ pH một cách tối ưu. 

Tiếp đó, bà con nên dành thời gian 3-6 ngày để phơi ao sau đó mới tiến hàng bơm nước vào ao và thả con giống. Nước trước khi bơm vào cũng nên xử lý chặt chẽ để loại bỏ ấu trùng, vi khuẩn gây hại cho thủy sản.

Ở vùng đồng bằng các hộ nuôi thường dùng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) để gây màu nước. Phân đảm bảo được ủ kỹ, bà con nên rải nhanh và đều tay để phân rộng khắp mặt ao. Giữ nguyên khoảng 2-4 ngày thì tiến hành thả cá. 

Chọn và thả giống

Trong quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt thì đây là khâu quan trọng quyết định lớn đến năng suất của vụ nuôi.

  • Trước hết, con giống được chọn đã qua kiểm dịch, không có mầm bệnh, kích thước đồng đều, không dị hình, màu sắc cá tươi sáng, mang đặc trưng của từng loài.

  • Cần chuẩn bị lượng lớn dung dịch muối ăn nồng độ 2 - 3% để thả con giống và khử trùng sạch trước khi thả. Nếu bà con có điều kiện nên hòa tan thuốc tím nồng độ 0,001 – 0,002% (1 g thuốc tím hòa 50 – 100 lít nước) sau đó tắm cho cá vào khoảng 15 - 20 phút. 

  • Chú ý vận chuyển và thả cá lúc trời mát tránh trường hợp cá bị sốc nhiệt.

Chọn và thả giống khi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Chọn và thả giống khi nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Quản lý, chăm sóc con giống

Tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình sẽ có kỹ thuật chăm sóc khác nhau.

  • Tuy nhiên để cá khỏe mạnh, sản lượng cao thì nên cho cá ăn theo liều lượng nhất định. Khi con giống nhỏ sẽ cho ăn ít, vừa phải và tăng dần liều lượng. Ngoài ra nên cho ăn vào thời gian nhất định 3 lần trong ngày, mỗi lần ăn cách nhau 3-6 giờ. 

  • Về thức ăn trong nuôi trồng thủy sản bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp sản xuất sẵn hoặc thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm tại chỗ. Thức ăn nên theo dạng từng viên nhỏ.

  • Lưu ý, không nên cho cá ăn khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc trong lúc lượng oxy hòa tan hạ thấp…

  • Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước, mức nước trong ao. Cứ khoảng 20 – 30 ngày, nên dùng vôi hòa tan trong nước rồi té đều khắp mặt ao.

  • Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được dẫn đến cá có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Một giải pháp nhỏ là trước khi thu hoạch khoảng 2 - 4 tuần nên  dùng một số chế phẩm sinh học để khử trùng đáy ao sạch sẽ.

  • Vào mùa hè, nhiệt độ cao trên 30 độ là khoảng thời gian cá dễ nổi đầu do thiếu oxy. Vì vậy, cần chú ý ngừng bón phân, giảm lượng thức ăn, bật máy bơm để không gây tác động đến sức khỏe của cá.

Có thể thấy, việc áp dụng chế phẩm sinh học để xử lý nuôi trồng thủy sản nước ngọt là cần thiết. Cùng Dobio tham khảo những chế phẩm chế phẩm vi sinh xử lý đáy, men vi sinh khử đáy tại đây.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline