Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản - Dobio

18/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là bước quan trọng quyết định rất lớn đến thành quả năng suất. Hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng tồn đọng từ thức ăn, phân thải của tôm cá nếu không được xử lý kịp thời sẽ tích tụ khiến cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản. Cùng Dobio tìm hiểu chi tiết hơn tại sao việc kiểm soát chất lượng nước lại quan trọng ở bài viết dưới. 

Thành phần hóa học trong nước nuôi trồng thủy sản

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bà con nuôi trồng thủy sản đó là chất lượng nước, hiệu quả và sự ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong nước. Nước là môi trường thuận lợi để hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, các khí hòa tan. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi các vi sinh vật, thực vật như tảo, vi khuẩn có lợi sinh sống. Hệ thống động thực vật này là trung gian cho các biến đổi hóa học phát triển. 

Thành phần hóa học trong nước nuôi trồng thủy sản

Thành phần hóa học trong nước nuôi trồng thủy sản

Nước là chất trơ về mặt hóa học với khả năng giữ nhiệt cao, nhiệt độ sôi của nước cao so với các phân tử có cùng đặc tính và nhiệt độ để đóng băng thấp. Có đặc tính trái ngược nhau khi có thể hoạt động như dung môi nhưng cũng khá đặc, vì vậy nước tồn tại ở thể lỏng với điều kiện nhiệt độ thích hợp giúp các sinh vật sinh sôi. 

Chất lượng nước đảm bảo giúp cho thủy sản tồn tại và phát triển ổn định, nếu ao có nhiều khí độc, vi khuẩn gây bệnh và lượng tảo gây hại lớn thì tôm cá sẽ không có môi trường đảm bảo để sinh trưởng. Mức oxy đầy đủ và hạn chế các loại kim loại nặng  sẽ giúp các loại tảo có lợi, vi sinh vật, vi khuẩn có lợi trao đổi chất mang đến nguồn dinh dưỡng lớn cho tôm cá.

Việc quản lý chất lượng nước trong hoạt động nuôi trồng thủy sản giúp lợi khuẩn phát triển. Quá trình phân hủy thức ăn thừa, phân cùng các chất chuyển hóa khác là điều kiện thuận lợi để tôm cá sinh trưởng đồng đều.

Hoạt động quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Khi quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, các thông số cần được theo dõi liên tục để đảm bảo môi trường sống, ngăn chặn các tác nhân xấu ảnh hưởng đến tôm cá. Trường hợp tôm cá gặp các bệnh liên quan đến nguồn nước đây cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp khắc phục tốt nhất. 

Hoạt động quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Hoạt động quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Nước trong ao nuôi có lượng thực vật phù du và các vi sinh vật phù hợp ảnh hưởng đến oxy và chất chuyển hóa. Nồng độ oxy hòa tan, độ pH và CO2 ảnh hưởng đến mật độ vi sinh vật vì vậy các yếu tố này cần được theo dõi sát sao. 

Các số liệu này cần được do lường vào thời điểm buổi sáng từ 5 - 6h và chiều từ 2 -3h. Việc đo đạc cần phải thực hiện tại cùng một thời điểm đảm bảo dữ liệu chính xác, các thông tin về lượng thức ăn, sự tăng trưởng cần thu thập đầy đủ cùng với thông số về chất lượng nước.

Việc theo dõi, thu thập số liệu cần thực hiện chính xác để không ảnh hưởng đến việc quản lý nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi đây là môi trường sống của tôm cá, các hoạt động như sục khí, thay nước không có tác dụng nếu nguồn nước không đảm bảo. 

Để cải thiện chất lượng nước, bà con có thể sử dụng các loại vi sinh, chế phẩm sinh học của Dobio. Cung cấp lượng vi sinh vật với các lợi khuẩn tiêu hủy thức ăn thừa, xử lý khí độc, làm sạch đáy ao không cho tảo gây hại phát triển. Như vậy tôm cá mới có thể phát triển đồng đều và cho năng suất cao. 

Chế phẩm sinh học EM GOC Dobio giúp cải thiện chất lượng nước

Chế phẩm sinh học EM GOC Dobio giúp cải thiện chất lượng nước

Lưu ý về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Để đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng mang lại hiệu quả cao, bà con cần lưu ý một số các yếu tố như sau: 

  • Mức quy định về nước thải trong nuôi trồng thủy sản là COD không quá 150mg/L

  • Đảm bảo hàm lượng COD tại các ôm nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong phạm vi từ 2,64 đến 35,21 mg/L, mức trung bình là 17,31 ± 4,33mg/L.

  • Một số trang trại nuôi trồng ứng dụng công nghệ hiện đại phải đảm bảo đáy ao thông khí loại bỏ các khí độc hại trong môi trường nước

  • Trường hợp các ao nuôi ở vùng trũng thấp không thể thoát nước thì cần phải khử chất thải bằng các loại hóa chất xử lý đáy ao, gây màu và các loại men vi sinh giúp môi trường nước đảm bảo, không có các vi khuẩn gây hại. 

  • Sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Dobio NitroDobio Clean để làm sạch đáy ao, gây màu nước tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản phát triển. 

Lưu ý về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Lưu ý về quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Thức ăn thừa của thủy sản và phân thải không được phân hủy hết khiến cho môi trường nước bị ảnh hưởng. Việc quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản cần phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Điều này giúp cho nguồn nước đảm bảo, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và khí độc gây hại. Như vậy, thủy sản mới có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng. 

 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline