Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng gì

12/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, bà con phải dùng các loại hóa chất để xử lý môi trường nước, đảm bảo môi trường sống không có các loại vi khuẩn hoặc chất độc hại ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Bên cạnh các loại hóa chất khác thì Sodium thiosulfate cũng được sử dụng rất phổ biến, vậy Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng gì. Hãy cùng Dobio tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ dưới đây. 

Sodium Thiosulfate là gì?

Sodium thiosulfate là chất rắn kết tính, có đặc tính là không màu, nhiệt độ nóng chảy ở 48 độ C và có thể tự hòa tan trong nước. Hợp chất này có chứa 5 phần tử nước ở dạng kết tính. Khi nhiệt độ 48 độ C thiosulfate tan chảy, nhiệt độ 215 độ C sẽ mất 5 phân tử nước, trên 220 độ C sẽ chuyển hóa thành hợp chất natri tetra sunfua. 

Sodium Thiosulfate 

Sodium Thiosulfate 

Hợp chất này được sử dụng trong việc điều trị ngộ độc xyanua, đây là chất khiến cho nhịp tim nhanh, thở gấp. Khi nhiễm độc sẽ có hiện tượng co giật, mất ý thức và chết, việc sử dụng Sodium thiosulfate sẽ giúp chuyển xyanua thành hợp chất có thể dễ dàng hơn khi loại bỏ khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Bên cạnh đó, Sodium thiosulfate còn được sử dụng để giảm tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư và nhiều công dụng khác. 

Sodium Thiosulfate trong thủy sản

Sodium Thiosulfate được sử dụng để xử lý nước chứa clo nồng độ cao khi chúng gây hại cho tôm cá. Khi vào nguồn nước hợp chất này sẽ dung hòa dung dịch và iot và khử chlorine ngày.

Hàm lượng clo trong nước dư thừa sẽ gây hại cho thủy sản và động vật giáp xác. Vì vậy cần loại bỏ kịp thời bằng việc khử trùng bể, ao nuôi và các thiết bị sử dụng trong ao bằng sodium thiosulfate trước khi thả giống. 

Sodium Thiosulfate trong thủy sản

Sodium Thiosulfate trong thủy sản

Chloramine gây ra các vấn đề cho người nuôi trồng khi thiosulfate chỉ trung hòa được phần clo của cloramin và bỏ qua hợp chất độc hơn là amoniac. Việc loại bỏ amoniac phụ thuộc vào độ pH của nước, hàm lượng amoniac trong nước cũng như tôm cá và kích thước, chất lượng của nước.

Khi đó loại vi khuẩn nitrat sẽ chuyển hóa amoniac thành amoni không độc. Bà con có thể sử dụng máy sục tăng cường để nước hấp thu oxy tốt hơn, giúp loại bỏ amoniac mà không cần hóa chất, đảm bảo điều kiện tốt hơn cho thủy sản phát triển và sinh trưởng. 

Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản được dùng làm gì

Sodium Thiosulfate được sử dụng rất phổ biến trong nuôi trồng thủy sản và có nhiều tác dụng trong việc xử lý môi trường ao nuôi. Cụ thể: 

Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản được dùng làm gì

Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản được dùng làm gì

  • Giúp xử lý phèn, khử phèn trong ao, thủy sản không bị đóng phèn làm ảnh hưởng đến sự phát triển.  

  • Khi ao nuôi cải tạo, làm sạch bằng các loại thuốc diệt khuẩn như chlorine, bà con dùng Sodium Thiosulfate giúp xử lý các chlorine tồn đọng trong ao giúp thủy sản không bị ngộ độc và khỏe mạnh hơn. 

  • Bên cạnh đó, các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa chất, độc tố sinh ra do các loại thực vật, vi sinh vật chết cũng được Sodium Thiosulfate khử sạch.

  • Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản còn giúp làm giảm độ nhớt, khử kim loại nặng cùng các chất lơ lửng gây hại trong ao. 

Sodium Thiosulfate có chứa trong nhiều sản phẩm với hàm lượng khác nhau. Để mua được sản phẩm chất lượng bà con nên mua ở những địa chỉ uy tín có đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hạn chế mua phải hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản. 

Bà con hãy liên hệ với Dobio để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, đơn vị chuyên cung cấp các loại chế phẩm sinh học làm sạch ao, men tiêu hóa, men vi sinh. Đây là sản phẩm có thể dùng kết hợp giúp đảm bảo môi trường sống cho tôm cá. 

Cách sử dụng sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản

Cách sử dụng Sodium Thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản tùy theo tình trạng nước trong ao hồ. Cụ thể như sau:

Cách sử dụng sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản

Cách sử dụng sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản

  • Dùng để diệt tảo đáy, tảo sợi: Liều dùng từ 0,5 đến 0,7 kg cho 3000 đến 4000 m3 nước, nên dùng lúc trời có nắng to và nên có sục khí  để thủy sản có oxy để hô hấp. Dùng khi tôm lớn từ 1 tháng trở lên.

  • Dùng để diệt ốc, hến và các loại hai mảnh khác: Liều dùng là 1.5 đến 2 kg cho 1000m2 nước và sau 7 đến 10 ngày mới thả giống. 

  • Trước khi thả giống bà con cũng nên dùng  Sodium Thiosulfate để dung hòa CuSO4.

  • Dùng để tăng độ kiềm cho nước: Liều lượng từ 15 đến 20kg/ 1000m3

  • Dùng để ổn định kiềm trong nước: Liều lượng từ 5 đến 10kg cho 1000m3, dùng liên tục từ 5 đến 7 ngày tùy theo tuổi của thủy sản. 

  • Dùng để xử lý kiềm trong nước với 40 đến 70: Liều lượng 10 đến 15kg/1000m3.

  • Ao có độ kiềm cao >70: Liều lượng từ 10 đến 15kg/1000m3.

Bà con nên dùng vào thời điểm lúc mát trời hoặc chiều tối, chia thành nhiều lần khác nhau và cách từ 1 đến 3 tiếng để tôm không bị sốc. 

Sodium thiosulfate trong nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Có công dụng trong việc khử độc, giữ độ kiềm ổn định đảm bảo môi trường ao nuôi giúp tôm cá phát triển ổn định, cho năng suất cao.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline