Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Các thành tựu của vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

06/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Việt Nam là vùng đất có đường bờ biển dài và dồi dào hệ thống sông ngòi, do đó vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta được phân bố rải rác rộng khắp cả nước. Bạn hãy cùng Dobio tìm hiểu kỹ hơn về các khu vực này cũng như lợi thế, tiềm năng phát triển và thành tựu đạt được trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. 

Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

Ở Việt Nam ta có đa dạng về các chủng loại thủy sản nên các hoạt động về nuôi trồng, khai thác cũng như xuất khẩu đều được phân bố rải rác, xuyên suốt dọc theo dải đất hình chữ S thân thương.

Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

Trong đó nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở 5 vùng sau đây:

  • Vùng Bắc Trung Bộ và các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung: thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn như tôm, bào ngư, sò, cá hồng,...

  • Vùng Nam Trung Bộ: các tỉnh nằm ở ven biển thích hợp nuôi trồng các loại tôm, cá rô phi,...

  • Vùng Đông Nam Bộ: thích hợp nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ như tôm, cá rô phi, cá song,...

  • Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: đây là vùng có hoạt động nuôi trồng thủy sản lớn, thích hợp nuôi trên cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Tập trung vào một số loại thủy sản như tôm, sò, nghêu, cá tra, cá basa,....

  • Một số tỉnh không nằm ở ven biển, thuộc đất liền nhưng có hệ thống sông ngòi chằng chịt như Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ,... cũng thích hợp với hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá rô phi, cá tra, cá basa,...

Lợi thế và tiềm năng của ĐBSCL trong ngành nuôi trồng thủy sản

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh nằm ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng,... Đây là vùng có hệ thống kênh rạch dày đặc, cùng với đó là nhiều vùng giáp với biển, sở hữu hàng trăm các hòn đảo lớn nhỏ nên đã trở thành vùng nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản trọng điểm của nước ta.

Lợi thế và tiềm năng của ĐBSCL trong ngành nuôi trồng thủy sản

Lợi thế và tiềm năng của ĐBSCL trong ngành nuôi trồng thủy sản

Điều kiện tự nhiên thuận lợi của Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tạo nên một khu vực với đa dạng về môi trường sinh thái, có thể nuôi trồng trên cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Bên cạnh đó có hệ thống canh tác đồng nhất giữa địa giới hành chính và khu nuôi trồng thủy sản.

Tuy thích hợp nuôi trồng ở cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ nhưng nước lợ vẫn là thế mạnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các loại tôm, cá tra và cá basa, cá rô, cá lóc,... Những thủy sản này mang đến sản lượng được cho là cao nhất trong tổng sản lượng thủy sản ở khu vực này.

Trong bối cảnh ngành du lịch cũng trên đà phát triển mạnh mẽ thì các tỉnh ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có thêm tiềm năng phát triển hoạt động như đánh cá giải trí, trải nghiệm câu cá như ngư dân truyền thống,... Điều này còn có thể tạo thêm việc làm cho người dân nơi đây.

Những thành tựu mà vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta đã đạt được

Trong những năm gần đây, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là hoạt động mang đến rất nhiều giá trị cả về kinh tế và xã hội, đóng góp một phần không nhỏ vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế của các tỉnh ven biển. Đây là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất của vùng.

Gia tăng sản lượng 

So với trước đây, diện tích đất canh tác cho ngành nông nghiệp đã chuyển sang cho nuôi trồng thủy sản khoảng 312 nghìn ha với hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, sản lượng nông nghiệp cũng gia tăng đều và không hề giảm sút, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.

Sản lượng thủy sản ngày càng tăng cao

Sản lượng thủy sản ngày càng tăng cao

Xuất khẩu thủy sản ra thị trường quốc tế

Bên cạnh sản lượng thủy sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế gia tăng thì sản lượng tiêu thụ trong nước cũng tăng trưởng rất tốt. Hiện nay, đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản nội địa đang là chiến lược mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế.

Đầu tư cơ sở vật chất cho nhà máy chế biến thủy sản

Nhà máy chế biến thủy sản được xây dựng lại và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo về yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong hoạt động chế biến, các công nghệ hiện đại, tiên tiến đã được áp dụng mang đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, các doanh nhân cũng rất nỗ lực trong hoạt động sản xuất.

Đầu tư cơ sở vật chất cho nhà máy chế biến thủy sản

Đầu tư cơ sở vật chất cho nhà máy chế biến thủy sản

Tuy nhiên, để hoạt động này tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định hơn nữa trong thời gian tới, Đồng Bằng Sông Cửu Long cần đưa ra một số thay đổi trong quá trình nuôi trồng và khai thác. Những thay đổi tích cực chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn cho ngành thủy sản trong tương lai.

Bài viết trên là tổng quan về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta, có thể thấy rằng đây là vùng có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong quá trình tìm hiểu về ngành thủy sản nước nhà.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline