Tài khoản
Đăng nhập Tạo tài khoản

Phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn

19/09/2022 Đăng bởi: Cas Media

Hiện nay, nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản với quy mô vừa và lớn.  Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm nguồn nước vẫn đang là mối lo ngại lớn nhất với người nuôi trồng. Vậy làm sao để có phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn. Hãy cùng Dobio tìm hiểu những phương pháp trong bài viết dưới đây: 

Tính chất của nước thải trong nuôi thủy sản

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản nguồn nước thải ra gồm tạp chất cặn bã, lượng thức ăn dư thừa, chất thải, xác chết của động vật nuôi. Vì vậy, có nước mùi hôi, tanh, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Muốn có phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn cần hiểu rõ tính chất nước thải.

Tính chất của nước thải trong nuôi thủy sản

Tính chất của nước thải trong nuôi thủy sản

 Đối với nước thải trong ao nuôi cá

Ở ao nuôi cá nước thải tích tụ do chất hữu cơ chứa trong thức ăn thừa của cá. Thông thường cá chỉ hấp thụ trung bình khoảng 17% lượng thức ăn, 83% còn lại hòa tan trong nước và phân hủy thành chất hữu cơ. Khi phân cá thải ra và rác đọng lại đáy ao thì lượng COD, BOD cao thúc đẩy vi khuẩn phát triển.

Đối với nước thải trong bể nuôi tôm

Nước thải nuôi tôm gồm: thức ăn thừa, phân tôm,... Những chất này chứa phần trăm cao hợp chất Nitơ, Photpho thích hợp để vi khuẩn lây lan và phát triển.

Không xử lý nước thải thủy sản chặt chẽ sẽ có gây ra những tác hại gì?

Phần lớn các hộ nuôi tôm hiện nay theo phương thức thâm canh và siêu thâm canh. Nếu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản không chặt chẽ sẽ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  • Hầu hết nước thải chứa thành phần hữu cơ, nguồn gốc chính từ động vật với thành phần chủ yếu là protein, chất béo,… Do đó, nếu thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối thì sẽ gây tình trạng giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Đặc biệt, nước thải ra có màu đục, mùi hôi khó chịu gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng lớn đến môi trường.

  • Khi nước thải chứa nhiều chất hữu cơ sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu người dân xung quanh sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn này sẽ dễ bị các bệnh như: tả, kiết lỵ,…

Nếu không xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản sẽ gây ra nhiều nhiều ảnh hưởng

Nếu không xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản sẽ gây ra nhiều nhiều ảnh hưởng

Phương pháp xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả

Trong công nghệ hiện đại có nhiều phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn. Một số phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao như:

Dùng công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

Hiện này, có nhiều hộ gia đình nuôi tôm sử dụng công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa. Ưu điểm vượt trội cải thiện được mùi hôi của nước, khử các chất độc có hại và dễ dàng vận hành bởi thiết bị đơn giản. Với công nghệ này quá trình xử lý chất hữu cơ được chia thành cacbon dioxit, ion hữu cơ, vô cơ nhỏ thông qua việc oxy hóa. Ngoài ra phương pháp này hỗ trợ tăng tuổi thọ cho thủy sản.

Phương pháp xử lý hiếu khí

Xử lý hiếu khí là sử dụng máy sục khí trong bể để oxy luôn hòa tan và phân hủy chất hữu cơ thành các chất đơn giản, từ đó tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Mục đích chính của quá trình này là khử BOD và COD.

Phương pháp xử lý kỵ khí

Xử lý kỵ khí là đưa nước thải vào bể sinh học để thực hiện phân hủy kỵ khí. Phương pháp này dựa vào cơ chế hoạt động của vi sinh vật yếm khí. Xử lý kỵ khí chất bẩn sẽ diễn ra các phản ứng sinh hóa phức tạp được hợp thành 4 giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1 thủy phân.

  • Giai đoạn 2 Axit hóa.

  • Giai đoạn 3 Axetat hóa.

  • Giai đoạn 4 Metan hóa.

Phương pháp xử lý kỵ khí

Phương pháp xử lý kỵ khí

Lợi ích của xử lý nước thải trong nuôi thủy sản mang lại

Trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn sẽ đạt được nhiều lợi ích.

Sản lượng thủy sản tăng cao

Khi xử lý nước thải đúng cách sẽ giảm chất thải đọng dưới đáy ao. Từ đó, đảm bảo sức khỏe thủy sản, ít bệnh tật và ký sinh trùng.  Ngoài ra, đem lại nguồn doanh thu cao cho hộ gia đình nuôi thủy sản. 

Không gây ô nhiễm hệ sinh thái

Ở các vùng nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái trong lành rất cần thiết. Vậy nên cần xử lý nước thải đúng cách và theo định kỳ để có một môi trường an toàn đối với con người và động vật thủy sản.

Không gây ô nhiễm hệ sinh thái

Không gây ô nhiễm hệ sinh thái

Tạo ra nguồn phân bón hữu cơ 

Ưu điểm lớn nhất khi xử lý nước thải đem lại không chỉ bảo vệ nguồn nước mà còn tạo ra nguồn phân bón hiệu quả. Nước thải sẽ trở thành các dạng bùn, mủn,... giúp phát triển cây trồng và thân thiện với môi trường. 

Trên đây là các thông tin bổ ích cho bạn đọc để chọn một phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn cần thực hiện theo quy trình đảm bảo. Như vậy, thủy sản mới có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và còn bảo vệ môi trường.

 

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DOBIO VIỆT NAM

Địa chỉ: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Website: www.dopa.vn, www.dobio.vn, www.dobio.com.vn, www.thuysandopa.vn

Facebook: https://www.facebook.com/visinhdobio

Zalo: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Giao hàng linh hoạt  Giao hàng linh hoạt
Zalo Hotline